Nhằm tiết kiệm thời gian trong quá trình trình Google duyệt sản phẩm và để chiến dịch Quảng cáo Google Shopping diễn ra nhanh hơn thì bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các yêu cầu mà Google đề ra. Và bài viết này sẽ giúp bạn thực hiện điều đó!



Các yêu cầu cơ bản về website trước khi triển khai Google Shopping


A. Thông tin liên hệ rõ ràng và chính xác:



Dẫu không chạy Quảng cáo Google Shopping thì đây là những thông tin bạn cần cung cấp trên website của mình. Việc cung cấp thông tin liên hệ như số điện thoại, email, địa chỉ một cách chính xác và rõ ràng sẽ giúp bạn tạo được nhiều niềm tin hơn cho khách hàng. Ngoài ra việc này còn giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin hơn và giảm khối lượng công việc cho nhân viên tư vấn khi hằng ngày phải trả lời cho những câu hỏi tương tự.


B. Hỗ trợ giao thức HTTPS:



Chứng chỉ SSL (hay còn gọi là giao thức HTTPS) là một trong những chứng chỉ đảm bảo dữ liệu của người dùng được truyền đi một cách riêng tư và đáng tin cậy trên môi trường internet. Nếu bạn đang sở hữu một website bán hàng, chứng chỉ SSL sẽ giúp bạn tạo được sự tin tưởng với khách hàng, Ngoài ra, website của bạn sẽ được Google ưu tiên xếp hạng cao hơn so với các website không cung cấp chứng chỉ này.

Đặc biệt hơn bạn sẽ không thể triển khai Google Shopping nếu website của bạn không hỗ trợ SSL. Nên bạn cần cập nhật hoặc bổ sung chứng chỉ này cho website của mình trước khi triển khai Quảng cáo Google Shopping các bạn nhé! Nếu bạn đang sử dụng website của Haravan thì đừng lo lắng, hiện tại Haravan đang cung cấp chứng chỉ này miễn phí - bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn này là "chuẩn".


C. Chính sách đổi trả:



Việc cung cấp chính sách đổi trả một cách rõ ràng trên website cũng là cách bạn thể hiện sự uy tín và tính minh bạch đối với khách hàng. Khi vào những website có đầy đủ các chính sách này, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn trong quá trình đặt hàng và từ đó họ sẽ đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn so với các website cùng bán một loại sản phẩm nhưng không có chính sách đổi trả.


Đây cũng là chính sách mà Google đưa ra để bảo vệ quyền lợi cho người dùng của mình nên Google yêu cầu Nhà quảng cáo bổ sung chính sách này vào website của mình và đặt nó ở nơi dễ thấy nhất. Nếu bạn chưa cập nhật chính sách đổi trả này cho website của mình thì bạn có thể xem trang chính sách mẫu được soạn sẵn cho bạn tại đây.


D. Quá trình thanh toán hoàn thiện:



Nhằm mang đến trải nghiệm mua hàng trọn vẹn và tiện lợi nhất cho người dùng, Google yêu cầu các website đăng ký triển khai Google Shopping phải cung cấp một quá trình mua hàng trọn vẹn cho khách hàng. Cụ thể hơn là bạn phải cho phép khách hàng hoàn tất đơn hàng ngay trên online chứ không phải là để lại số điện thoại để tư vấn khi nhấp vào nút "Mua hàng" hoặc "Thanh toán".


Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến một vài chi tiết nhỏ sau đây: sẽ có nhiều trường hợp sản phẩm bạn chỉ muốn nhắm đến một thị trường duy nhất (ví dụ khu vực thành phố Hồ Chí Minh) nên bạn tắt hết tất cả các tỉnh thành khác trong mục đặt hàng. Và thế là Google sẽ không xét duyệt sản phẩm của bạn với lý do là "Không có phương thức mua hàng trực tuyến: Việc không cung cấp cách thức hoàn thành giao dịch mua sản phẩm cho tất cả người dùng"


Ở trên chúng ta đã cùng nhau lướt qua 04 yêu cầu cơ bản bắt buộc website phải có trước khi triển khai Google Shopping. Nếu website bạn thiếu yêu cầu nào thì bạn nên cập nhật hoặc bổ sung ngay nhé!


Nhưng nếu bạn đang tự hỏi "Liệu có giao diện website nào vừa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Google, vừa mang một giao diện đẹp mắt" thì mời bạn cùng mình tham khảo nội dung dưới đây.


Theme tối ưu cho nghành bán lẻ và triển khai Google Shopping.



Vì được tối ưu để triển khai Google Shopping nên các giao diện này mặc định sẽ có đầy đủ các chính sách như giao hàng, đổi trả, hướng dẫn thanh toán và đồng thời hệ thống sẽ kích hoạt SSL miễn phí cho bạn luôn. Nên khi sử dụng giao diện này, bạn chỉ cần điều chỉnh lại một xíu để các chính sách trở nên phù hợp hơn với doanh nghiệp của mình là có thể triển khai tốt Google Shopping rồi.


Ngoài việc mang lại một giao diện tươi sáng và hiện đại - giao diện này còn cho phép chúng ta thiết lập cách hiển thị sản phẩm theo 03 cách khác nhau:


Giao diện một cột (Tập trung vào hình ảnh)

Hình ảnh chính của sản phẩm được đặt ở vị trí trung tâm giúp khách hàng dễ dàng quan sát. Ngoài ra các hình ảnh còn lại của sản phẩm sẽ ở dạng thu nhỏ (thumbnail) và nằm bên trái hình ảnh chính. Vậy giao diện một cột này thích hợp nếu bạn đang kinh doanh một sản phẩm mà có nhiều thuộc tính (họa tiết, màu sắc, kích thước,..)



Giao diện hai cột (Tập trung vào hình ảnh)

Với giao diện này, hình ảnh sản phẩm của bạn sẽ được thể song song với nhau ở vị trí trung tâm. Giao diện hai cột này khác với giao diện một cột là sẽ không có hình ảnh thu nhỏ nằm bên cạnh. Tức là bạn tải lên bao nhiêu hình ảnh thì sẽ được thể hiện hết ở trang chính. Vì thế giao diện hai cột này thích hợp với các sản phẩm có ít thuộc tính.



Giao diện một cột (Tập trung vào mô tả sản phẩm)

Khác với hai giao diện bên trên, giao diện này chủ yếu tập trung vào các thông số của sản phẩm. Thế nên giao diện này sẽ phù hợp hơn cho các sản phẩm kỹ thuật số (thiết bị di động, điện gia dụng, điện lạnh).


Với ba cách thức thể hiện sản phẩm ở trên, mình nghỉ sẽ phù hợp với các sản phẩm bán lẻ mà bạn đang kinh doanh. Đặc biệt hơn là các giao diện này được Haravan cung cấp hoàn toàn miễn phí - việc còn lại của bạn là đăng sản phẩm và "chiến" Google Shopping cùng với Haravan là được. Chi tiết về các giao diện trên, bạn có thể xem tại đây!


Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!