Chính sách Quảng cáo mua sắm của Google khá khắt khe, vì thế hãy đảm bảo sản phẩm của bạn không nằm trong danh sách các "Mặt hàng bị cấm" và "Các trường hợp bị cấm" trước khi tiến hành xử lý các mặt hàng bị từ chối trên Merchant Center Account (MCA). Thông tin chi tiết về Chính sách Quảng cáo mua sắm Google, bạn có thể đọc thêm tại đây. Nếu sản phẩm của bạn được phép triển khai Google Shopping (Quảng cáo mua sắm), bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây Google xét duyệt lại sản phẩm của bạn:
I. Xem sản phẩm và lý do bị từ chối
Để có thể xác định được các sản phẩm bị từ chối, bạn cần truy cập vào tài khoản Merchant Center của mình - thông qua đường dẫn https://merchants.google.com, và đăng nhập bằng tài khoản mà bạn đã thiết lập trước đó. Khi đăng nhập thành công, bạn chọn menu Sản phẩm và chọn tab Cần chú ý để xem các lỗi sản phẩm.
Xem sản phẩm bị từ chối
II. Cách khắc phục vấn đề
Xác định chính xác vấn đề mà mình gặp phải là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình xử lý các mặt hàng bị từ chối. Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ đi lần lượt qua vấn đề tài khoản và mặt hàng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Cẩm nang xử lý lỗi tài khoản Google Merchant Center tại đây
a. Vấn đề về tài khoản:
Tài khoản sẽ bị Google từ chối nếu sản phẩm được tải lên bị đánh giá là sản phẩm đang có tuyên bố gây hiểu nhầm, tức trong nội dung mô tả sản phẩm có nhiều tuyên bố không được kiểm chứng như: chống lão hóa, chống ung thư, chống bệnh tật, ... Để giải quyết vấn đề này bạn cần kiểm tra lại toàn bộ nội dung mô tả sản phẩm đã đồng bộ và đảm bảo không được chứa các nội dung tuyên bố gây hiểu nhầm như: "khi sử dụng sản phẩm A bạn sẽ giảm được 10kg trong vòng 10 ngày" hay " mỹ phẩm B sẽ giúp bạn chống lão hóa, giữ lại sự tươi trẻ cho làn da", ... mà thay vào đó chúng ta có thể sử dụng các từ thay thế như "Sản phẩm A sẽ giúp bạn đạt được cân nặng như mong muốn" hay " mỹ phẩm B sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa, giữ sắc trẻ luôn ở bên cạnh bạn", ...
Vấn đề về tài khoản
Đối với các sản phẩm thuộc nghành mỹ phẩm, làm đẹp hay sức khỏe bạn hãy đảm bảo có câu từ chối trách nhiệm ở cuối mỗi trang. Nội dung câu từ chối trách nhiệm có dạng như "Sản phẩm này sẽ mang lại hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Để biết thêm chi tiết bạn có thể liên hệ qua số xxx hoặc email yyy@gmail.com"
Sau khi chắc chắn tất cả sản phẩm đã phù hợp với chính sách của Google, bạn cần thực hiện bước IV để kháng cáo với Google về vấn đề của bạn.
Với các nghành mỹ phẩm, làm đẹp hay sức khỏe nên có câu từ chối trách nhiệm ở cuối mỗi trang
b. Vấn đề về mặt hàng
Mỗi sản phẩm sẽ chứa nhiều thông tin và thuộc tính khác nhau, vì thế trong quá trình cập nhật, nhà bán hàng có thể bỏ sót hoặc quên không nhập thông tin cho sản phẩm, biến thể. Đây là nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình đồng bộ sản phẩm lên Google Merchant Center. Một số lỗi thường gặp về sản phẩm khi đồng bộ bao gồm:
2. Sản phẩm không được hiển thị trên website:
3. Mô tả sản phẩm không được bỏ trống
4. Giá sản phẩm phải lớn hơn 0
5. Lỗi lớp phủ quảng cáo trên hình ảnh sản phẩm
Nhà bán hàng có thể tham khảo cách xử lý các lỗi trên trong bài hướng dẫn Cách khắc phục lỗi trong quá trình đồng bộ sản phẩm.
c. Vấn đề về website
Nếu chưa thực hiện xác thực website, khi đồng bộ sản phẩm sẽ báo lỗi Trang web chưa được xác thực. Để xác thực, bạn thực hiện các thao tác trong bài hướng dẫn Hướng dẫn các xác minh URL website của bạn theo cách gắn tệp HTML
Lỗi website chưa xác thực
IV. Gửi kháng cáo tới Google
Để gửi kháng cáo cho sản phẩm của mình, bạn cần điền đầy đủ các thông tin trong form dưới đây để được Google tiếp nhận và xử lý cho bạn https://support.google.com/merchants/contact/suspended#contact=1&ts=6081780. Sau khi bạn gửi form kháng cáo xong, khoảng 03 ngày (làm việc) Google sẽ liên hệ lại với bạn để trả kết quả.
Nhập form kháng cáo Google
Nếu bạn cần thêm thông tin để hoàn thiện form kháng cáo một cách hoàn chỉnh, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:
a. [Tên]: Họ và tên của bạn.
b. [Email liên hệ]: Email mà bạn muốn nhận được thông tin phản hồi từ Google.
c. [ID tài khoản Merchant Center]: Là một mã gồm 09 chữ số, bạn có thể lấy ID tài khoản Merchant của mình bằng cách truy cập vào đường dẫn https://merchants.google.com và đăng nhập bằng email bạn đã đăng ký trước đó.
d. [ID email đăng nhập Merchant Center]: Là email bạn dùng để đăng nhập vào tài khoản Google Merchant Center ở trên (tức email bạn đã nhận được lời mời quản lý tài khoản Google Ads).
Nhập form kháng cáo Google
e. [ID khách hàng AdWords]: Để lấy ID AdWords bạn cần truy cập vào vào http://www.google.com/adwords và sao chép ID của bạn ở góc trên cùng bên phải của trang.
Lấy ID Google Merchant
f. [URL trang web đã đăng ký]: Ở đây bạn cần nhập vào URL website của mình, nên nhớ luôn có "https://" ở phía trước tên miền của bạn.
g. [Tên tệp nguồn cấp dữ liệu bị từ chối]: Ở đây bạn nên để mặc định là "Content API".
h. [Chọn quốc gia bạn đang nhắm mục tiêu]: Mặc định bạn nên chọn là Việt Nam.
Nhập form kháng cáo Google
u. [Tùy chọn]: Phần này bạn có 02 mục lựa chọn, hãy chọn theo nhu cầu của bạn.
i. [Tóm tắt vấn đề]: Trong nội dung này bạn cần ghi ngắn gọn lý do bị từ chối và cách bạn đã khắc phục.
t. [Gửi]: Sau khi bấm Gửi bạn sẽ nhận được email thông báo trong email bạn đã cung cấp ở trên và vấn đề của bạn sẽ được phía chuyên gia của Google kiểm duyệt - và trả về kết quả cho bạn sau 03 ngày làm việc.
Chúc bạn bán hàng thành công!