Không phải sau mỗi lần giao dịch, doanh nghiệp nào cũng có thể trả luôn tất cả các chi phí cho nhà cung cấp. Thông thường, để hoàn thành quá trình kế toán công nợ, doanh nghiệp phải trải qua nhiều bước từ mua hàng hóa đến việc ký hợp đồng, tạm ứng tiền hàng, tiếp đến là giao hàng rồi cuối cùng mới là thanh toán các khoản chi phí còn lại. Sau đây bài viết sẽ mô tả chức năng quản lý công nợ nhà cung cấp trên Haravan.

MỤC LỤC


Tổng quan về màn hình quản lý công nợ nhà cung cấp

Giúp bạn theo dõi được khoản nợ phải thu và khoản nợ phải trả của cửa hàng với Nhà cung cấp trong khoản thời gian nhất định. Ví dụ tháng vừa qua số tiền nợ đã phát sinh, bạn đã trả bao nhiêu. Và cuối cùng là bạn còn đang nợ bao nhiêu tiền.


Quản lý toàn diện nhà cung cấp

Các thông tin sau của nhà cung cấp sẽ được lưu trên hệ thống:

  • Tên nhà cung cấp
  • Tên công ty, mã số thuế
  • Địa chỉ 
  • Thông tin người liên hệ
  • Ghi chú, gắn tag (có thể linh hoạt nhập thêm các thông tin và thuộc tính khác của nhà cung cấp)
  • Thông tin về giao dịch với nhà cung cấp:
    • Tổng nợ cần phải trả cho nhà cung cấp
    • Tổng tiền mua hàng từ nhà cung cấp
    • Lịch sử đặt/ nhập / trả hàng
    • Lịch sử công nợ

Các trường hợp ghi nhận công nợ nhà cung cấp

Công nợ của nhà cung cấp được ghi nhận thông qua các giao dịch sau:

  • Hoãn thanh toán chi phí mua hàng (chưa nhập số tiền vào mục Đã thanh toán cho NCC trong phiếu nhập hàng) => ghi nhận khoản phải trả => tăng nợ nhà bán hàng phải trả cho nhà cung cấp.

  • Nhà cung cấp hoãn hoàn trả tiền khi trả hàng nhập (chưa nhập số tiền vào mục Đã thu NCC trong phiếu trả hàng nhập)  => ghi nhận khoản phải thu từ nhà cung cấp => giảm nợ phải trả nhà cung cấp.


  • Tạo phiếu thu đối tượng nộp là nhà cung cấp và chọn ghi nhận công nợ => Tăng nợ nhà bán hàng phải trả cho nhà cung cấp.
  • Tạo phiếu chi đối tượng nhận là nhà cung cấp và chon ghi nhận công nợ => Giảm nợ nhà bán hàng phải trả cho nhà cung cấp.