Có lẻ trước giờ chúng ta đã quen thuộc với việc sử dụng quảng cáo để tăng lưu lượng truy cập, nâng cao nhận thức thương hiệu hay tìm kiếm những lượt chuyển đổi có chất lượng để phục vụ cho mục đích cuối cùng của mình là bán được hàng. Vì quá tin tưởng vào sức mạnh cũng như những con số từ những nền tảng quảng cáo mang lại mà chúng ta đã quên đi một việc hết sức quan trọng - đó là tối ưu hóa chuyển đổi trang đích.


Như chúng ta đã biết, bản chất cơ bản của quảng cáo là giúp chúng ta tiếp cận được với khách hàng mục tiêu "đúng thời điểm". Việc còn lại là trải nghiệm của người dùng khi họ nhấp vào website của bạn. Nếu trải nghiệm của họ với website của bạn tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội chuyển đổi hơn. Ngược lại, nếu website của bạn làm họ khó chịu hoặc làm họ bối rồi trong quá trình trải nghiệm thì số tiền bạn bỏ ra cho quảng cáo trở nên vô nghĩa.


Vậy tối ưu hóa chuyển đổi trang đích là gì? Và tại sao chúng ta cần phải thực nó?


Tối ưu hóa chuyển đổi trang đích là quá trình tối ưu lại tất cả các thành phần trên website của bạn nhằm mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Công việc này có thể sẽ làm thay đổi giao diện website của bạn cũng như là nội dung trong các bài viết mô tả sản phẩm. Và cũng giống như quảng cáo, mục đích cuối cùng của việc tối ưu này là mang lại nhiều đơn hàng hơn cho doanh nghiệp của bạn. 


Và để thực hiện những thay đổi một cách chính xác và có hiệu quả, chúng ta cần phải dựa vào thói quen của người dùng cũng như áp dụng các kiến thức về tâm lý học hành vi một cách nghiêm túc. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu thì bạn có thể xem các gợi ý cơ bản dưới đây, ngoài ra sau này mình sẽ có những bài viết chi tiết hơn về việc tối ưu này.



1. Tối ưu hóa quy trình mua hàng:


- Việc vào một website để mua hàng nhưng lại không tìm thấy nút “Mua sản phẩm” hay “Tiến hành thanh toán” ở đâu thì thật là khó chịu. Vì thế trong trang sản phẩm, bạn nên đặt nút mua hàng ở nơi dễ dàng nhìn thấy nhất, kèm theo đó nó phải thật nổi bật với nội dung và màu sắc tạo cảm giác muốn hành động ngay lập tức.

Ví dụ: Nếu bạn để ý sẽ thấy tại các trang thương mại điện tử lớn ở Việt Nam luôn có nút mua là màu đỏ hoặc màu cam. Theo tâm lý học màu sắc, hai màu này mang lại cảm giác khao khát hành động nhất. Nên bạn có thể áp dụng cho website của mình.



- Vậy là bạn đã biết cách tối ưu cho nút mua hàng cho website của bạn rồi đó. Nhưng đừng quên rằng, không phải cứ nhấn vào nút mua hàng là ta sẽ mua sản phẩm được ngay.

Trong thời đại số ngày nay, khách hàng đã quen dần với hình thức mua hàng trực tuyến (online) và nhận sản phẩm tại nhà nên các bước mua hàng bây giờ cần nhiều thao tác hơn trước.

Để mua được một sản phẩm trực tuyến, chúng ta phải cung cấp cho người bán những thông tin cần thiết như: tên, số điện thoại, địa chỉ nhận hàng, …

Mình có hỏi rất nhiều bạn bè của mình rằng điều gì khiến bạn không thể hoàn tất mua hàng hay thậm chí không mua hàng tại website đó nữa?

Bạn biết đó, đa phần câu trả lời của mình nhận được đều cho rằng cửa hàng yêu cầu nhập quá nhiều thông tin không thực sự cần thiết cho quá trình mua hàng như: tên ở nhà của bạn là gì, bạn đang làm nghề gì, lương tháng của bạn bao nhiêu, bạn có ô tô chưa, …

Việc bắt khách hàng nhập quá nhiều thông tin không cần thiết sẽ khiến cho trải nghiệm mua hàng của khách giảm xuống đôi khi nó phản tác dụng khiến khách hàng không muốn mua sản phẩm nữa.

Vì thế bạn nên để ý trường hợp này, chỉ yêu cầu những thông tin cần thiết là được.

Ví dụ:  Bạn có thể làm trang thông tin giao hàng như dưới đây. Ngoài ra bạn có thể cài đặt cho khách hàng lựa chọn địa điểm thay vì nhập tay thủ công cũng là một cách tối ưu đó bạn nha.




Hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần yêu cầu khách hàng để lại số điện thoại là có thể mua hàng như website sau đây đã áp dụng:



2. Tối ưu tương tác trên website:


- Việc cung cấp thông tin chi tiết sản phẩm trên website đôi khi là chưa đủ với khách hàng. Để mua một sản phẩm khách hàng cần nhiều thông tin hơn là bạn nghĩ.

Và đối với những khách hàng lần đầu tiên mua hàng tại website của bạn, việc được tương tác nhiều hơn sẽ tạo được sự tin tưởng cho họ.

Ví dụ: Ở Việt Nam, Facebook là mạng xã hội được sử dụng rộng rãi nhất. Vì thế bạn có thể cài ứng dụng Nhắn tin trên Messenger để giúp khách hàng dễ tiếp cận hơn như sau:





Hoặc nếu không thích Facebook, bạn có thể cài đặt ứng dụng Nhắn tin qua Zalo như sau:



- Nhưng với 02 cách trên bắt buộc khách hàng một là phải có Zalo hai là phải có Facebook. Điều này đôi khi gây cản trở cho khách hàng, nên bạn có thể cài đặt ứng dụng nhắn tin trực tiếp mà không cần tài khoản như sau (Ứng dụng này thích hợp cho các website đang hướng tới khách hàng mục tiêu từ 35 tuổi trở lên - còn với đối tượng khách hàng trẻ tuổi, 02 phương án trên là thích hợp nhất):


3. Tối ưu hóa thông tin liên hệ:


- Ngoài 02 cách tối ưu hóa trải nghiệm người dùng ở trên, chúng ta nên tối ưu trang đích một cách rõ ràng nhất. Vì nếu website không cung cấp thông tin cửa hàng một cách rõ ràng đồng nghĩa với việc  nói với khách hàng rằng “đừng nên tin những gì website này nói”.


- Vì thế, chúng ta cần phải cung cấp thông tin liên hệ của cửa hàng của mình một cách chi tiết. Và tối ưu hóa điều này bằng cách làm giảm thao tác của người dùng lại khi có nhu cầu liên hệ như chỉ cần nhấp vào biểu tượng điện thoại là gọi được ngay hoặc vào địa chỉ hiện ra bản đồ chi tiết như sau đây:


Nhấp vào sẽ chuyển đến giao diện gọi điện trong điện thoại.



4. Tối ưu nội dung hữu ích trên website:


- Những cách trên sẽ mang lại trải nghiệm tích cực cho người dùng trong quá trình mua hàng của họ. Nhưng để họ ở lại website lâu hơn và chăm quay lại thường xuyên hơn thì chúng ta cần cung cấp cho họ nhiều thông tin hữu ích hơn.

Ví dụ như: Những cách khác nhau để sử dụng sản phẩm hay những bài viết mang thông tin hữu ích trong doanh mục sản phẩm của bạn đang kinh doanh. Giống như cách mà Haravan cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp thông qua trang hocvien.haravan.com



Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn và đừng quên đón đọc các bài viết chi tiết hơn sau này nhé!

Chúc các bạn thành công!