Giao diện người dùng hay còn gọi là UI (User Interface) được định nghĩa cơ bản như sau: UI là những gì người dùng thấy khi vào website hay ứng dụng của bạn. Và việc tạo ra một giao diện người dùng tốt sẽ giúp khách hàng dễ dàng sử dụng và thao tác hơn từ đó website hoặc ứng dụng có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.
Hiện nay không ít các doanh nghiệp đã đầu tư rất nhiều vào giao diện người dùng cho website/ứng dụng của mình và thu được kết quả rất tốt.
Và việc tạo ra một website hay một ứng dụng có giao diện người dùng tuyệt vời cần rất nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá từ đó mới rút ra được đâu là giao diện được yêu thích nhất.
Nếu bạn không có nhiều thời gian cũng như chưa có đủ kinh nghiệm thực hiện thì bạn có thể áp dụng các gợi ý sau đây cho website của mình để mang lại giao diện tốt hơn cho người dùng.
08 gợi ý cải thiện form đăng ký.
Sau đây chúng ta cùng xem qua 08 gợi ý giúp cải thiện form đăng ký của bạn, từ đó có thể sẽ có nhiều khách hàng điền thông tin hơn trước.
01. Hiển thị chế độ tùy chọn thay vì ẩn chúng đi:
Trong form đăng ký thông thường chúng ta có thể thấy các mục yêu cầu thông tin có nhiều hơn một sự lựa chọn, thường được liệt kê sẵn và giấu chúng đi dưới hình dáng một mũi tên chỉ xuống. Và theo nghiên cứu từ trang GoodUI đối với các form có dưới 10 tùy chọn, được hiển thị như hình bên trái dưới đây sẽ được nhiều người nhấp và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Bạn có thể thiết kế lại form đăng ký của mình cho những mục mà được liệt kê sẵn. Lưu ý: gợi ý này chỉ thích hợp cho những mục có 10 tùy chọn trở xuống, đối với các mục có hơn 10 tùy chọn việc sử dụng mũi tên chỉ xuống là lựa chọn hợp lý hơn.
02. Chỉ yêu cầu người dùng nhập các thông tin chính:
Nếu bạn dạo một vòng qua các website thông thường hiện nay, bạn sẽ gặp không ít các form đăng ký với rất nhiều câu hỏi bắt buộc bạn phải trả lời. Đôi khi mục đích chính của khách hàng điền form chỉ để nhận được email thông báo khi có hàng nhưng lại được yêu cầu trả lời các câu hỏi vô lý như bạn đang ở đâu, nghề nghiệp của bạn là gì, mỗi tháng bạn thu nhập được bao nhiêu, ... Việc này sẽ mang lại trải nghiệm khó chịu cho người dùng vì thế tùy theo mục đích tạo ra form mà bạn cần lưu ý lựa chọn những câu hỏi sao cho phù hợp nhất.
Đối với form đăng ký mua sản phẩm điều này càng trở nên vô cùng cần thiết, bạn phải đảm bảo hỏi ít câu hỏi nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo có được lượng thông tin cần thiết.
03. Gợi ý thông tin mặc định trong form đăng ký:
Việc sử dụng giá trị mặc định trong form đăng ký sẽ giúp người dùng đưa ra quyết định nhanh hơn và ít gây ra nhàm chán hơn khi phải trả lời các câu hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần.
04. Hãy thông báo lỗi ngay khi người dùng thực hiện:
Trong quá trình nhập thông tin cho form đăng ký không ít khách hàng nhập sai định dạng dữ liệu mà bạn đã quy định sẵn. Và nếu không có ví dụ hay chỉ dẫn nào thì bạn cần thông báo lỗi mà người dùng đang gặp phải để người dùng có thể xử lý ngay khi có thể. Nếu bạn không thông báo, sau khi khách hàng nhập thông tin xong và nhấp đăng ký hệ thống sẽ báo lỗi và yêu cầu người dùng nhập lại một lần nữa. Điều này sẽ mang lại cảm giác tiêu cực cho khách hàng, nên bạn cần lưu ý những điều nhỏ nhoi như này nhé!
05. Không đặt nặng vấn đề kiểu dữ liệu:
Thông thường trong một form đăng ký chúng ta yêu cầu nhiều thông tin khác nhau và mỗi thông tin sẽ mang một kiểu dữ liệu riêng biệt. Ví dụ như thông tin số điện thoại sẽ có dạng số hay thông tin về tên sẽ có dạng ký tự, ... Và mỗi người một ý, chúng ta không thể bắt họ theo tiêu chuẩn của mình được. Vì thế bạn cần linh động hơn trong việc đặt kiểu dữ liệu cho form đăng ký của mình.
Một ví dụ minh họa rõ nét cho vấn đề này là mục nhập thông tin số điện thoại, chúng ta có thể nhập nhiều hơn một cách cho số điện thoại như +840122002002 hay (84) 0122 022 022, ...
06. Phóng to nút "Click":
Việc phóng to các nút "click" trong form đăng ký hay nút call-to-action sẽ giúp thu hút khách hàng nhấp vào nhiều hơn so với các nút cùng chức năng với kích thước nhỏ hơn. Theo nghiên cứu của FITT, với những nút click nhỏ hơn chúng ta tốn nhiều thời gian hơn để có thể nhấp chính xác. Vậy nên hãy tăng kích cỡ form đăng ký, nút Call-to-Action và link của bạn. Hoặc bạn có thể giữ nguyên kích cỡ của một số yếu tố mà bạn thấy đã ổn và thay vào đó, tăng kích cỡ của những chỗ mà có thể click vào được, ví dụ như những ô trống để điền chữ vào.
07. Chú thích cho từng mục thông tin:
Mọi thứ do mình tạo ra đều là dễ hiểu và vô cùng đơn giản với chính bản thân mình, nhưng đôi khi các thông tin đó lại gây khó khăn và thậm chí là sự hiểu nhầm cho khách hàng. Vì thế những chú thích và ví dụ cụ thể sẽ giúp cho khách hàng của bạn có cái nhìn chính xác hơn và rõ ràng hơn trong quá trình nhập liệu.
08. Sử dụng Tiết lộ lũy tiến cho việc điền form có điều kiện:
Tiết lộ luỹ tiến hay còn gọi là Progressive Disclosure giúp người dùng tránh tiếp cận với các thông tin không liên quan. Điểm khác biệt của phương pháp này là hiển thị thông tin một cách dần dần từng bước, và cách làm đó thật sự rất hiệu quả, đặc biệt trong trường hợp điền form theo điều kiện. Và điều này cũng giúp người dùng cảm thấy dễ chịu hơn khi không phải nhìn thấy một tá câu hỏi đang chờ mình trả lời.
Trên đây là 08 gợi ý giúp bạn cải thiện form đăng ký để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn.
Chúc bạn thành công!
NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN