Trang Giới thiệu về chúng tôi (About Us) là một trong những trang thông tin đầu tiên mà bạn cần phải đầu tư về nội dung và thiết kế bất kể doanh nghiệp ở trong ngành nào. Khi khách truy cập muốn tìm hiểu thêm về bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, trang Giới thiệu là trang đầu tiên họ quan tâm. Vậy viết nội dung giới thiệu doanh nghiệp trên website là như thế nào?

I. Trang giới thiệu là gì?

Trang giới thiệu trên website là phần cung cấp thông tin cơ bản và quan trọng về doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân sở hữu trang web. Tại đây, khách truy cập có thể tìm hiểu về lịch sử hình thành, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, đội ngũ, và các dịch vụ hoặc sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Trang giới thiệu giúp xây dựng lòng tin và tạo kết nối với khách hàng, đồng thời làm nổi bật thương hiệu một cách chuyên nghiệp.

Mẫu giới thiệu công ty.

II. Cách viết trang giới thiệu doanh nghiệp trên website

Nhìn chung, trang Giới thiệu là nơi chứa đựng câu chuyện về doanh nghiệp, nơi doanh nghiệp tự hào về những thành tựu trong kinh doanh, trả lời câu hỏi thường gặp và cho khách hàng biết vì sao họ nên mua sản phẩm của bạn. Dưới đây là 1 số nội dung bạn có thể đưa vào bài giới thiệu doanh nghiệp của mình.

2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

Doanh nghiệp cần đưa tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi vào bài giới thiệu để truyền tải định hướng phát triển và những cam kết quan trọng đến khách hàng. Thông qua nội dung này, doanh nghiệp không chỉ thể hiện mục tiêu dài hạn mà còn khẳng định những giá trị bền vững, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về triết lý và văn hóa doanh nghiệp, từ đó xây dựng lòng tin và sự đồng hành lâu dài.

2.2. Mô hình kinh doanh

Đối với một số công ty, mô hình kinh doanh có thể là nét đặc biệt giúp bạn bán được sản phẩm. Một số ví dụ về mô hình kinh doanh độc đáo như:

- Cách bạn loại bỏ những khâu trung gian, giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

- Sản phẩm được sản xuất ở một quốc gia (Made in Vietnam, Made in US) hoặc bạn giúp cung cấp việc làm cho một cộng đồng nhất định.

- Doanh nghiệp hoạt động với mục đích cộng đồng hoặc cam kết trích một phần doanh thu dành cho các tổ chức từ thiện.

2.3. Giới thiệu về các đơn vị đồng hành, hỗ trợ

Bạn có thể đưa vào trang About Us những bài báo, nội dung về doanh nghiệp hay các đơn vị đã hỗ trợ, đồng hành cùng công ty. Bằng cách này, khách hàng sẽ cảm nhận được quá trình hoạt động và vị trí của thương hiệu trong ngành. Các bài báo, giải thưởng và thành tựu là những đặc điểm nổi bật mà bạn có thể sử dụng để kể chặng đường phát triển của doanh nghiệp.

2.4. Dữ liệu cụ thể

Số liệu sẽ giúp tăng độ tin cậy cho thông tin. Vì thế, bạn có thể dùng con số để dẫn chứng khi nói về vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, thành tựu hoặc kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp ( ví dụ: số lượng mặt hàng đã bán hoặc số năm bạn đã kinh doanh). Việc đưa những số liệu bắt mắt vào câu chuyện sẽ giúp bạn truyền đạt thông điệp của mình hiệu quả hơn.

2.5. Giới thiệu về đội ngũ làm việc

Đội ngũ các nhà đồng sáng lập và nhân viên là bộ mặt của doanh nghiệp. Vì thế, trang Giới thiệu chính là cơ hội để xây dựng thương hiệu cá nhân của mỗi người, là nơi chia sẻ câu chuyện, kinh nghiệm làm việc và lý do khiến công ty của bạn nổi bật lên trong thị trường.

2.6 Video/Thư viện ảnh

Nếu có thể, bạn nên kết hợp nhiều phương tiện truyền tải trên trang Giới thiệu để tăng tính đa dạng và cụ thể hóa từng đoạn nội dung riêng biệt.

Trang About Us có thể là nơi chứa đựng những tấm ảnh hậu trường về quá trình sản xuất hoặc các nội dung Marketing dưới dạng video hoặc Case study.

2.7. Liên kết đến các nền tảng mạng xã hội và lời kêu gọi hành động (CTA)

Trang About Us cũng có thể được sử dụng để dẫn khách truy cập đến trang web khác hoặc các nền tảng mạng xã hội. Hãy đảm bảo bạn có lời kêu gọi hành động (CTA) để khuyến khích khách hàng tiếp tục hành trình trên trang web như:

- Theo dõi tài khoản Facebook, Instagram,... của bạn

- Cung cấp thông tin để được tư vấn.

- Xem sản phẩm của doanh nghiệp.

- Nộp đơn xin việc.

- Đọc blog của bạn.