Tấn công dịch vụ phân tán hay Distributed denial of Service (DDoS) là một kiểu tấn công nhằm làm sập một máy chủ hoặc mạng bằng cách dùng nhiều thiết bị truy cập vào website cùng một lúc. Khi website của bạn bị tấn công DDOS, website có thể load rất chậm khiến người mua không thể truy cập vào website được hoặc một số trang có thể bị lỗi.
MỤC LỤC
Một số hình thức tấn công DDOS
SYN Flood: hình thức tấn công nhằm vào điểm yếu của giao thức kết nối TCP. Người tấn công thực hiện hình thức này, thông điệp giả sẽ được liên tục gửi đến máy chủ khiến cho kết nối không thể đóng lại, dẫn đến dịch vụ có thể bị đánh sập.
UDP – User Datagram Protocol: hình thức tấn công nhắm vào các máy chủ bằng cách gửi một lượng lớn các gói giao thức dữ liệu người dùng (UDP). Máy chủ sẽ kiểm tra những ứng dụng nghe trên các cổng này nhưng không tìm thấy ứng dụng nào, điều này kiến tài nguyên máy chủ bị tiêu hao, dẫn đến những người dùng khác không thể truy cập được website được.
HTTP Flood: Người tấn công sẽ khai thác các yêu cầu HTTP GET hoặc POST hợp pháp để có thể dễ dàng tấn công máy chủ web hoặc ứng dụng. Hình thức này buộc máy chủ hoặc ứng dụng phân bổ tài nguyên tối đa để có thể đáp ứng mọi yêu cầu đơn lẻ được gửi đến.
Các dấu hiệu nhận biết và giải pháp
Dấu hiệu: Dễ dàng nhận biết dấu hiệu trang web bị tấn công DDOS là không thể truy cập vào website. Khi truy cập vào website, bạn sẽ thấy website báo lỗi như thế này:
Giải pháp: Haravan có cơ chế tự động phát hiện website đang bị tấn công DDOS và chủ động thực hiện chống DDOS cho nhà bán hàng. Nhà bán hàng chỉ cần theo dõi và chờ thông báo từ Haravan khi đã hoàn thành việc chống DDOS.
Trong quá trình bộ phận kĩ thuật chống DDOS, nhà bán hàng vẫn có thể vào trang admin để thực hiện các thao tác xử lý đơn hàng như bình thường. Nhưng nếu nhà bán hàng thực hiện chỉnh sửa giao diện, tên miền, domain,... website sẽ không thể cập nhật lại những thay đổi mới. Quý khách vui lòng thực hiện lại việc cập nhật sau khi bộ phận kĩ thuật hoàn tất hỗ trợ chống DDOS.