Trước khi bắt đầu kinh doanh tại cửa hàng, việc xây dựng một thống bán hàng kỹ lưỡng là điều cần thiết để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra hiệu quả. Việc chuẩn bị này sẽ bao gồm chuẩn bị các yếu tố cốt lõi như sản phẩm, chính sách bán hàng, địa chỉ bán hàng, cho đến các yếu tố hỗ trợ bên ngoài như thiết bị bán hàng, phương thức thanh toán,...

Các thông tin cần chuẩn bị bao gồm:


Thông tin sản phẩm

Tất cả những sản phẩm hữu hình, có thể vận chuyển được như quần áo, thiết bị điện tử, nội thất… Sản phẩm đảm bảo những thông tin bao gồm:


Tên

Mô tả

Thuộc tính

Số lượng tồn kho

SKU

Phân loại

Hãng

Giá trị thuộc tính

Đặt hàng khi hết hàng

Barcode

Nhà cung cấp

Biến thể

Quản lý tồn kho

Giá so sánh

Giá bán


Đặc biệt với sản phẩm bán tại cửa hàng sẽ cần đảm bảo thông tin về giá bán, tồn kho của từng chi nhánh và barcode


Barcode sản phẩm

Barcode là dãy ký tự (số hay chữ) cùng với các vạch đen trắng xen kẽ. Mã vạch này dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ. Vậy barcode sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của nhà bán hàng như thế nào?

  • Barcode giúp tiết kiệm thời gian nhập tìm sản phẩm khi tạo đơn. Nhà bán có thể quét mã để thêm sản phẩm vào đơn hàng. 

  • Hiện tại, hệ thống Haravan đã hỗ trợ quét mã Barcode để kiểm kho sản phẩm hoặc thêm vào các phiếu tồn kho. Việc cập nhật Barcode cho sản phẩm sẽ hữu ích khi nhà bán hàng thực hiện kiểm kho, nhập hàng cho sản phẩm.

Nhà bán có thể sử dụng ứng dụng Barcode Generator để tạo nhanh barcode cho các sản phẩm.


Banner, Logo và Tên cửa hàng

Logo, hình ảnh banner và tên cửa hàng là chìa khoá để khách hàng nhận diện, ghi nhớ thương hiệu của bạn giữa hàng ngàn doanh nghiệp khác trên thị trường.

Những yếu tố cửa hàng cần có

  • Tên cửa hàng dễ nhớ, dễ đọc, dễ phát âm và dễ viết.

  • Logo ấn tượng, thể hiện được tính chất ngành hàng, hạn chế rườm rà, khó ghi nhớ.

  • Banner có màu sắc phù hợp với sản phẩm, ngành hàng đang kinh doanh và phải rõ nét.

  • Hình ảnh kinh doanh trên thị trường thương mại điện tử cần bắt mắt, tránh sử dụng các màu chìm, tối (Trừ các mặt hàng thuộc nhóm Luxury Brand).


Thông tin địa chỉ cửa hàng và kho hàng

Địa chỉ cửa hàng nơi địa điểm toạ lạc và phục vụ cho việc bán hàng của doanh nghiệp. Địa chỉ kho hàng là nơi hàng hoá của bạn được dự trữ sẵn và có nhiệm vụ luân chuyển sản phẩm đến các cửa hàng kinh doanh.

Thông tin địa chỉ cửa hàng và kho hàng bao gồm:

  • Tên địa chỉ.

  • Email, số điện thoại liên hệ của địa chỉ đó.

  • Địa chỉ, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố, quốc gia.

  • Cài đặt địa chỉ là “Địa chỉ lấy hàng” hay đang ở trạng thái “Tồn kho không khả dụng”.


Phương thức thanh toán

Hơn 55% người mua hiện nay ưa chuộng thanh toán qua các phương thức trực tuyến, thay vì chỉ sử dụng tiền mặt. Do đó, việc cung cấp đa dạng phương thức thanh toán như ví điện tử, thẻ tín dụng hay chuyển khoản giúp cửa hàng thu hút khách hàng. 

Các phương thức thanh toán nhà bán có thể thiết lập trên Haravan POS bao gồm:

  • Tiền mặt: Là phương thức thanh toán mặc định, luôn có trong phần bán hàng của Haravan POS.

  • Ví điện tử: MoMo, Moca, ZaloPay, VNPay.

  • Chuyển khoản qua ngân hàng.

  • COD (thu hộ).

  • Phương thức chuyển khoản QR (Momo, Chuyển khoản).

  • Phương thức tùy chỉnh: Nghĩa là phương thức thanh toán của riêng doanh nghiệp.



Thiết bị tại quầy thanh toán

Đây là những sản phẩm sẽ hỗ trợ nhà bán hàng trong việc tạo - xử lý - thanh toán đơn hàng cũng như các tác vụ khác trong việc vận hành cửa hàng.

Các thiết bị nhà bán cần chuẩn bị:

  • Máy tính tiền: Thiết bị tính tổng số tiền hàng trong hoá đơn.

  • Máy POS: Máy thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ.

  • Máy quét barcode: Dùng để quét mã vạch sản phẩm, giúp nhập liệu nhanh chóng và chính xác.

  • Két đựng tiền: Dùng để lưu trữ tiền mặt, các giấy tờ liên quan.

  • Máy in hóa đơn: In hóa đơn bán hàng cho khách hàng.

  • Máy tính: Hỗ trợ quản lý đơn hàng, kiểm tra hàng tồn kho và thực hiện các tác vụ khác.

  • Thiết bị đọc thẻ: Dùng tích điểm khuyến mãi cho khách hàng.

Chính sách bán hàng

Chính sách bán hàng là tập hợp những quy định và nguyên tắc định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những chính sách này hướng đến việc thu hút và giữ chân khách hàng trung thành với doanh nghiệp, đây cũng là quyền lợi người mua nhận được khi mua hàng. 

Một số các chính sách bán hàng phổ biến hiện nay:

  • Chính sách bảo hành, đổi trả: Chính sách bảo hành, đổi trả là một trong những chính sách quan trọng cần xây dựng trước khi mở cửa hàng. Khi có chính sách bảo hành rõ ràng về thời gian, quy định đổi trả, sẽ khiến người mua cảm thấy yên tâm và hài lòng hơn khi mua sản phẩm của bạn.

  • Chính sách giao hàng, vận chuyển: Trong chính sách này cần nêu rõ phí vận chuyển, thời gian giao và các dịch vụ giao hàng mà bạn cung cấp. Qua đó, người mua có thể lựa chọn hình thức phù hợp với nhu cầu của mình.

  • Chính sách khuyến mãi: Chính sách khuyến mãi sẽ thúc đẩy nhu cầu mua hàng cao hơn, từ đó tăng doanh thu cho cửa hàng. Một số khuyến mãi nhà bán có thể thiết lập bao gồm: Mua X tặng Y, Sản phẩm combo,...

  • Chính sách khách hàng thân thiết: 80% doanh thu có thể đến từ 20% khách hàng, mà đa số là khách hàng thân thiết. Do đó, nhà bán nên thúc đẩy động lực mua sắm của nhóm khách này thông qua các chính sách khách hàng thân thiết. Trong chính sách này, sẽ cần có quy định về tích điểm, thăng hạng và các ưu đãi tương ứng với từng nhóm.