Việc phản hồi khách hàng kịp thời và nhất quán là yếu tố quan trọng trong quá trình bán hàng online. Trợ lý AI tại Harasocial là một tính năng mới, được phát triển nhằm hỗ trợ người bán tự động trả lời tin nhắn, giới thiệu sản phẩm hoặc giải đáp một số câu hỏi cơ bản của người mua.
1. Giới thiệu về tính năng Trợ lý AI
Trợ lý AI trên Harasocial là tính năng hỗ trợ người bán tự động trả lời tin nhắn khách hàng trên Website và Fanpage Facebook, dựa trên nội dung và ngữ cảnh hội thoại. Được thiết kế để hoạt động liên tục 24/7, Trợ lý AI giúp duy trì phản hồi ngay cả ngoài giờ làm việc — một vấn đề thường dẫn đến tỷ lệ bỏ lỡ tin nhắn cao.
Tính năng này mang lại một số giá trị chính trong quá trình vận hành bán hàng như:
- Hỗ trợ khách hàng 24/7: Giảm thiểu tỷ lệ bỏ lỡ tin nhắn ngoài giờ làm việc, đảm bảo khách hàng luôn nhận được phản hồi kịp thời.
- Hỗ trợ tư vấn và chốt đơn: Gợi ý sản phẩm, xử lý câu hỏi phổ biến, hỗ trợ khách đưa ra quyết định mua hàng thông qua các kịch bản tự động.
- Tối ưu vận hành: Giúp giảm tải cho nhân sự khi xử lý tin nhắn lặp lại, để tập trung vào các đầu việc mang lại giá trị cao hơn.
Trợ lý AI được thiết kế như một công cụ hỗ trợ linh hoạt, phù hợp với nhiều tình huống chăm sóc khách hàng khác nhau trong quá trình bán hàng online.
2. Các tính năng của Trợ lý AI
Với trợ lý AI của Harasocial, nhà bán hàng có thể sử dụng nhiều tính năng thông minh để phục vụ cho việc tư vấn, bao gồm:
- Tìm kiếm và gợi ý sản phẩm theo từ khóa trong tin nhắn của khách hàng hoặc phân tích hình ảnh khách hàng cung cấp để gửi ra sản phẩm tương ứng.
![]() | ![]() |
- Với các khách hàng đã từng mua sắm trên website hoặc Fanpage Facebook, hoặc đã có hồ sơ khách hàng, trợ lý AI sẽ giúp tra cứu thông tin đơn hàng cho khách.
![]() | ![]() |
- Tự động gửi khuyến mãi cho khách hàng theo sản phẩm. (COMING SOON)
![]() |
- Trợ lý AI tự động tìm kiếm thông tin từ các bài viết blog hoặc từ các trang nội dung tại website myharavan.com/admin của nhà bán hàng. Từ đó, trợ lý AI sẽ tự động tổng hợp và gửi thông tin khi người mua hỏi về thông tin công ty, chính sách điều khoản dịch vụ, thanh toán, vận chuyển, đổi trả… (COMING SOON)
![]() | ![]() |
- Tự động chuyển cho nhân viên khi gặp câu hỏi khó và thông báo rõ ràng cho khách hàng trong suốt quá trình.
3. Thiết lập và kích hoạt Trợ lý AI tại Harasocial
3.1. Truy cập vào giao diện Trợ lý AI
Nhà bán hàng cần truy cập vào "Cài đặt cửa hàng" → "Trợ lý AI":
Tại giao diện này, bạn có thể:
- Tạo mới trợ lý AI.
- Xem danh sách trợ lý AI bao gồm: Tên trợ lý, trang đang kết nối với trợ lý AI, trạng thái hoạt động của trợ lý AI và thời gian cập nhật thông tin cho trợ lý AI.
3.2. Tạo trợ lý AI
Để tạo mới một trợ lý AI, bạn nhấn vào nút "Tạo mới" ở góc phải màn hình:
Ở phần "Cấu hình chung", nhà bán hàng sẽ được thiết lập tên gọi cho trợ lý AI:
Đồng thời, kết nối những trang website hoặc Fanpage Facebook muốn sử dụng trợ lý AI này bằng cách tick chọn vào trang mình mong muốn và bấm "Chọn trang":
Ngoài ra, bạn có thể thiết lập ngôn ngữ vùng miền cho trợ lý AI. Tại Harasocial, trợ lý AI có thể được thiết lập theo 3 ngôn ngữ miền Nam - Trung- Bắc. Việc chọn ngôn ngữ vùng miền sẽ giúp bạn cá nhân hóa bán hàng cho từng người mua:
3.3. Thiết lập phong cách trò chuyện, xưng hô, cách trả lời tin nhắn của khách hàng
3.3.1. Thiết lập vai trò của trợ lý AI
Để tận dụng triệt để khả năng tương tác của AI với người mua hàng, bạn nên thiết lập mỗi trợ lý có một vai trò và kỹ năng trò chuyện khác nhau. Theo đó, nhà bán hàng nên ghi rõ nhiệm vụ cần thực hiện của AI.
Ví dụ:
- Tư vấn và bán hàng dựa vào dữ liệu sản phẩm.
- Chủ động xin thông tin họ tên, số điện thoại, email, ngày sinh, địa chỉ của khách hàng.
- Tự động thêm sản phẩm khách hàng yêu cầu vào giỏ hàng.
- Theo dõi đơn hàng sau khi khách chốt.
3.3.2. Thiết lập cách xưng hô của trợ lý AI với khách hàng
Bạn nên quy định rõ ràng cách xưng hô giữa trợ lý AI và người mua để tăng độ chân thật khi AI trả lời tin nhắn khách hàng. Khi mỗi AI có một vai trò và tính cách riêng, trợ lý AI của bạn sẽ trở nên sinh động như người thật đang tư vấn và không khiến khách hàng có cảm giác là "đang nhắn tin với máy".
Ví dụ:
1. Phong cách lịch sự:
- Tự xưng là: Shop, mình, bên mình.
- Gọi khách hàng là: Bạn, quý khách, anh/chị.
2. Phong cách trẻ trung, thân thiện, genZ:
- Tự xưng là: Mình, tụi mình, shop, tui, ad.
- Gọi khách hàng là: Bạn, bạn iu, cậu, bạn ơi.
3. Phong cách trang trọng:
- Tự xưng là: Chúng tôi.
- Gọi khách hàng là: Quý khách, anh/chị.
3.3.3. Thiết lập quy trình trò chuyện của trợ lý AI
Để trợ lý AI tư vấn khách hàng một cách bài bản và chuyên nghiệp, nhà bán hàng nên thiết lập quy trình trò chuyện của AI với người mua.
Ví dụ:
- Bước 1 - Chào mừng và gửi lời cảm ơn khách hàng khi họ nhắn tin cho mình: "Dạ em chào anh/chị, em là Như Quỳnh - Chuyên viên tư vấn tại Hana Shop".
- Bước 2 - Hỏi về vấn đề, nhu cầu của khách: "Dạ không biết anh/chị đang gặp phải vấn đề gì hoặc đang tìm kiếm sản phẩm nào để em hỗ trợ cho mình nha".
- Bước 3 - Đề xuất sản phẩm và giải pháp: "Với nhu cầu của anh/chị thì sản phẩm A bên em đang phù hợp nhất. Em gửi mình xem thông tin chi tiết về sản phẩm này ạ".
- Bước 4 - Chốt đơn hàng: "Anh/chị có cần em tạo đơn hàng ngay cho mình luôn không ạ?".
- Bước 5 - Xác nhận thông tin giỏ hàng: "Dạ cho em xác nhận lại đơn hàng của mình lần nữa".
- Bước 6 - Chăm sóc khách hàng sau khi mua: "Dạ không biết anh/chị đã nhận đơn hàng của mình chưa ạ? Anh/chị có khó khăn gì cần em hỗ trợ thêm cho mình không nè?".
Một kịch bản bán hàng có quy trình chuẩn chỉnh sẽ giúp trợ lý AI của bạn nâng cao kỹ năng tư vấn và nâng cao trải nghiệm khách hàng nhiều hơn.
3.4. Thiết lập kỹ năng tư vấn sản phẩm cho trợ lý AI
3.4.1. Tư vấn sản phẩm
Tính năng này cho phép trợ lý AI tìm kiếm, gợi ý và sản phẩm thông tin sản phẩm theo câu hỏi của khách hàng dựa vào việc nắm bắt từ khóa mà khách hàng nhắn tin. Nhà bán hàng có thể chọn từng thương hiệu sản phẩm mà mình có để trợ lý AI thu thập thông tin và gợi ý cho khách hàng:
Đồng thời, khi nhà bán hàng chọn thương hiệu tương ứng, trợ lý AI sẽ chỉ chọn những sản phẩm trong các thương hiệu đã được cài đặt để tư vấn cho người mua.
3.4.2. Tư vấn theo hình ảnh
Khi bật tính năng này, trợ lý AI sẽ có thể nhận diện và tư vấn dựa trên hình ảnh mà khách hàng gửi:
3.5. Thiết lập tính năng chuyển giao tin nhắn giữa trợ lý AI và nhân viên
Khi gặp những câu hỏi khó, không đủ nguồn thông tin để thu thập và trả lời hoặc khi khách hàng yêu cầu gặp nhân viên thì trợ lý AI sẽ chuyển tiếp tin nhắn sang cho nhân viên (người thật):
Nhà bán hàng có thể chọn các chức năng sau:
- Trợ lý AI tự động chuyển giao lại tin nhắn cho nhân viên khi không tự tin trả lời.
- Thông báo cho khách hàng khi chuyển giao cho nhân viên trả lời giúp khách hàng biết họ đang được nhân viên hỗ trợ và yên tâm chờ phản hồi.
3.6. Lưu thiết lập và kích hoạt trợ lý AI
Để hoàn tất việc tạo một trợ lý AI và cho phép nó hoạt động, bạn cần nhấn vào nút "Cập nhật" và bật "Kích hoạt" ở góc phải màn hình:
Sau khi trợ lý AI được tạo, nó sẽ được hiển thị ở danh sách trợ lý AI:
Ngoài ra, để xóa cấu hình trợ lý AI vừa thiết lập, bạn lướt đến cuối trang cấu hình trợ lý AI và bấm "Xóa cấu hình":
4. Lưu ý quan trọng khi sử dụng Trợ lý AI của Harasocial
Để sử dụng trợ lý AI của Harasocial hiệu quả, đúng mục đích, bạn cần nắm vững những lưu ý sau:
- Bạn cần phải bật tính năng "Tự động phân chia hội thoại" thì mới có thể sử dụng được trợ lý AI:
Nếu tắt cấu hình phân chia hội thoại tự động, thì tính năng "Tự động chuyển tiếp cho nhân viên khi không tự tin trả lời" sẽ hiển thị cảnh báo:
- Luồng phản hội tự động tin nhắn khách hàng sẽ đi theo thứ tự ưu tiên như sau: Trợ lý chat (Chatbot) → Trợ lý AI → Nhân viên.
- Trợ lý AI chỉ là công cụ để hỗ trợ nhà bán hàng trong việc tối ưu thời gian vận hành, trả lời tin nhắn khách hàng khi nhân viên chưa kịp phản hồi. Vì vậy, bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào AI mà vẫn nên đào tạo, tối ưu kỹ năng bán hàng của đội ngũ nhân viên tư vấn.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ có thể thiết lập trợ lý AI thành công và vận dụng hiệu quả vào việc tư vấn bán hàng đa kênh tại Harasocial.