Giá vốn có thể hiểu là tập hợp tất cả các chi phí nhà bán hàng cần phải bỏ ra để nhập được sản phẩm mới vào kho. Với chế độ quản lý giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền, mỗi lần nhập kho, giá vốn của sản phẩm có thể biến động do sự thay đổi của các loại chi phí.
Nội dung
- Công thức tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền
- Cách tính giá vốn từng sản phẩm trên phiếu nhập hàng
- Một số câu hỏi thường gặp
Công thức tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp tính giá vốn hàng bán mà Haravan sử dụng là phương pháp Bình quân gia quyền, hiện là phương pháp tính giá vốn phổ biến nhất mà các phần mềm tân tiến ngày nay đang áp dụng.
Theo phương pháp tính này, mỗi lần nhập hàng thì giá vốn sẽ được tính lại theo công thức:
MAC = ( A + B ) / C
Chỉ số | Ý nghĩa | Cách tính |
MAC | Giá vốn của sản phẩm sau khi nhập hàng | |
A | Giá trị tổng tồn kho sản phẩm trước khi nhập hàng | Tổng số tồn ở các kho trước khi nhập hàng * giá vốn sản phẩm (biến thể) trước khi nhập hàng |
B | Giá trị nhập kho sản phẩm | Tổng thành tiền của sản phẩm/biến thể trên phiếu nhập hàng + (các chi phí nhập hàng - chiết khấu) * tỉ lệ thành tiền của 1 dòng sản phẩm/tổng tiền hàng. |
C | Tổng tồn | Tổng số tồn ở các kho trước nhập + Tồn mới nhập |
Lưu ý:
- Phương pháp bình quân gia quyền chỉ hỗ trợ ở chế độ quản lý tồn kho nâng cao trên Haravan.
Cách tính giá vốn từng sản phẩm trên phiếu nhập hàng
Để hiểu rõ hơn về công thức tính giá vốn bình quân gia quyền, nhà bán có thể tham khảo ví dụ sau đây.
Ví dụ nhà bán hàng cần nhập các sản phẩm giày, vớ, nón, trong đó:
- Giày: Tổng tồn ở các kho là 10 và giá vốn trước nhập là 180.000
- Vớ: Tổng tồn ở các kho là 10 và giá vốn trước nhập là 5.000
- Nón: Tổng tồn ở các kho là 10 và giá vốn trước nhập là 80.000
Nhà bán thực hiện nhập hàng cho 3 sản phẩm này, chi tiết phiếu nhập như sau:
Sản phẩm | Số lượng nhập | Đơn giá nhập | Tổng thành tiền | Tỉ lệ thành tiền sản phẩm/Tổng tiền hàng (3) |
Giày | 10 | 180.000 | 1.800.000 | 1.800.000 / 2.650.000 = 0.679 |
Nón | 10 | 80.000 | 800.000 | 800.000 / 2.650.000 = 0.301 |
Vớ | 10 | 5.000 | 50.000 | 50.000 / 2.650.000 = 0.018 |
Tổng tiền hàng | 2.650.000 | |||
Chi phí nhập hàng (1) | 150.000 | |||
Chiết khấu (2) | 100.000 |
Sau khi nhập hàng, giá vốn của sản phẩm Giày sẽ được tính như sau (các sản phẩm khác sẽ được tính tương tự bảng bên dưới):
Trước khi nhập hàng | |||
Tổng tồn | Giá vốn trước khi nhập hàng | Tổng giá trị tồn trước nhập (A) | |
10 | 180.000 | 1.800.000 | |
Nhập hàng | |||
Tổng tồn | Tổng thành tiền trên phiếu nhập hàng (5) | Chi phí nhập hàng và chiết khấu sản phẩm 4 = (1- 2) * 3 | Tổng giá trị nhập sản phẩm (B) (5 + 4) |
10 | 1.800.000 | (150.000 - 100.000) * 0.679 = 33.950 | 1.833.950 |
Tổng tồn sau khi nhập hàng (C) | 20 | ||
MAC = (A+B) / C | 181.698 |
Một số câu hỏi thường gặp
1. Khi nhập hàng, nhà bán hàng không cần nhập đơn giá sản phẩm được không?
Khi tạo phiếu đặt hàng, nhập hàng, hệ thống sẽ tự động lấy giá vốn tại thời điểm đó của sản phẩm/biến thể. Nếu nhà cung cấp không có sự thay đổi gì về đơn giá sản phẩm, nhà bán hàng không cần thiết phải thay đổi thông tin này.
2. Nếu nhà bán hàng thay đổi đơn giá mới khi nhập hàng thì giá vốn sẽ được tính như thế nào?
Khi thay đổi đơn giá mới, công thức tính giá vốn vẫn áp dụng là:
MAC = ( A + B ) / C
Với:
- MAC: Giá vốn của sản phẩm sau khi thực hiện nhập hàng
- A (Giá trị kho hiện tại trước nhập) = Tổng số tồn kho trước khi nhập hàng * giá vốn sản phẩm/ biến thể trước khi nhập hàng
- B (Giá trị kho nhập mới) = Tổng thành tiền sản phẩm trên phiếu nhập + (chi phí nhập hàng - chiết khấu) * tỉ lệ thành tiền sản phẩm / Tổng tiền hàng.
- C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + Số tồn mới nhập.
3. Với phiếu nhập hàng có nhiều sản phẩm/biến thể thì hệ thống sẽ tính chi phí nhập hàng cho từng loại sản phẩm/biến thể như thế nào?
Chi phí nhập hàng, chiết khấu sẽ phân chia dựa trên tỉ lệ giữa tổng thành tiền của từng sản phẩm/biến thể trên tổng tiền hàng.
Ví dụ: Đơn hàng có chi phí nhập là 150.000, tổng tiền hàng là 2.650.000 và có 3 sản phẩm với tổng thành tiền lần lượt:
- Giày: 1.800.000, có tỉ lệ là 0.679 (1.800.000/ 2.650.000)
- Nón: 800.000, có tỉ lệ là 0.301 (800.000/ 2.650.000)
- Vớ 50.000, có tỉ lệ là 0.018 (50.000/ 2.650.000)
Chi phí nhập hàng của Giày sẽ bằng "150.000 * 0.679 = 191.850" (tổng chi phí nhập hàng(!) * tỉ lệ)
(!) Tổng chi phí nhập hàng sẽ bao gồm 2 loại chi phí là chi phí trả cho nhà cung cấp và chi phí nhập khác
4. Làm sao để chuyển đổi sang phương pháp quản lý giá vốn cố định?
Bước 1: Vào menu Cấu hình -> Cấu hình chung
2. Tại mục Quản lý sản phẩm, bạn chọn chế độ Giá vốn cố định.
Bước 3: Xác nhận để hoàn tất chuyển đổi.
Lưu ý: Chỉ có chủ shop mới có thể thay đổi phương pháp quản lý giá vốn của cửa hàng